Hiện nay, do thiếu nguồn nước cấp thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến nhiều dòng sông của Hà Nội trở thành “sông chết”, tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường, hoạt động sản xuất cũng như đời sống người dân… Do đó, việc bổ cập nước để hồi sinh các dòng sông được coi là một trong những giải pháp quan trọng.
Hiện nay, do thiếu nguồn nước cấp thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến nhiều dòng sông của Hà Nội trở thành “sông chết”, tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường, hoạt động sản xuất cũng như đời sống người dân… Do đó, việc bổ cập nước để hồi sinh các dòng sông được coi là một trong những giải pháp quan trọng.
Thực tế cho thấy, từ nhiều năm nay dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ cùng với sự thiếu ý thức của người dân các sông, hồ trên địa bàn Hà Nội dần bị ô nhiễm, trong đó điển hình là sông Tô Lịch. Tại khu vực ven sông diện tích, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm, thu hẹp ở nhiều đoạn, chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do mỗi ngày luôn phải gánh một lượng lớn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống sông.
Ông Dương Văn Minh – Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy cho biết: Đoạn sông chảy qua địa bàn đang cạn kiệt, lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc. Bên cạnh đó, tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Ô nhiễm của sông ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân sống dọc 2 bên sông trong, tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, làm giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.
Đặc biệt sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi thối từ dưới sông bốc lên rất khó chịu. Các hộ kinh doanh hàng quán dọc bờ sông luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi… Ngần ấy năm trôi qua, sông Tô Lịch vẫn có một màu đen kịt. Giờ đây dòng sông đen hơn, nặng mùi hơn, không ít gia đình vì không chịu nổi đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Lan – Phường Thụy Khuê, quân Tây Hồ cho biết: Đối với Hồ Tây nhiều năm gần đây hồ đang bị ô nhiễm, mức nước trong hồ đang bị hạ thấp dần theo từng năm, hệ sinh vật phát triển tại đây tạo thành màu xanh do rong tảo, vi sinh vật, phù du… nước hồ Tây không còn được trong xanh.
Ông Bùi Ngọc Uyên – Phó trưởng Phòng Đối ngoại truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết: Từ thực trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch, Hồ Tây việc đưa ra giải pháp cấp nước bổ sung để tăng cường quá trình tự làm sạch và đảm bảo mực nước cảnh quan và sinh thái cho Hồ Tây, cũng như tăng cường giải pháp bổ cập nước làm sạch sông Tô Lịch là việc làm cần thiết.
Để triển khai các biện pháp nói trên ông Uyên cho hay, Công ty Thoát nước Hà Nội đã và đang triển khai quá trình thí điểm bổ cập nước xử lý ô nhiễm Hồ Tây và sông Tô Lịch. Nguồn bổ cập nước chính là từ nước sông Hồng, theo kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hồng được Công ty lấy tại vị trí dự kiến dẫn nước về Hồ Tây tháng 10/2018 đến tháng 12/2018 cho thấy, nước sông Hồng đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1.
Một yếu tố quan trong khác về cơ bản chất lượng nước sông Hồng phù hợp với hệ sinh thái trong Hồ Tây. Bởi theo lịch xử để lại Hồ Tây ngày nay là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.
Giải pháp bổ cập nước cụ thể vào Hồ Tây là sử dụng phương án xây dựng trạm bơm kiểu cố định sử dụng gồm 4 máy bơm công suất 2.500 m3/h (trong đó có 3 máy hoạt động thường xuyên, 1 máy bơm dự phòng).
Tất cả được đặt ở sát mép sông tương ứng mặt nước thấp nhất của sông Hồng, tuyến ống xả dẫn nước từ trạm bơm qua ngõ 612 Lạc Long Quân đi vào lòng mương tiêu cạnh công viên nước Hồ Tây, tận dụng tuyến đường mương tiêu để làm bể lắng cát thô và xây dựng bể lắng cát tinh trong hồ.
Nước sau khi được bơm vào hồ, qua hệ thống ống phân phối đến bể lắng cát thô và bể lắng cát tinh để làm sạch trước khi được đưa vào Hồ Tây. Để đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống, vùng lắng cặn được bố trí hợp lý kết hợp với hệ thống thu nước xả cặn.
Ngoài ra có thể dùng các tấm lắng lamen để tăng khả năng lắng cặn của nước. Đây là giải pháp không ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực, cũng như các hoạt động vui chơi giải trí trong công viên nước Hồ Tây, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng, đạt được mục tiêu bổ cập nước Hồ Tây trong mùa khô.
Giải pháp bổ cập nước sông Tô Lịch sẽ được tổ chức theo hướng liên kết với bổ cập nước Hồ Tây. Công ty Thoát nước Hà Nội đã tiến hành thử nghiệm vào các ngày 12 – 13/9 năm 2018 và các ngày 9 – 10/7 năm 2019, kết quả cho thấy nước sông Tô Lịch đã được cải thiện, nước có màu xanh của nước hồ và không còn mùi hôi khó chịu.
Giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch sẽ được thực hiện thông qua việc mở 2 hệ thống cửa điều tiết A và B tại Hồ Tây, sau đó xả nước vào sông Tô Lịch. Đây cũng là phương án nhằm tới một mục tiêu “kép” vừa điều hòa nguồn nước trong Hồ Tây và vừa có tác dụng pha loãng, đồng thời từng bước làm sạch môi trường nước sông Tô Lịch.
Huy An
Theo Báo Tài nguyên và Môi trường