Các con đập Trung Quốc và những trận hạn hán trên sông Mê Kông

Tác động môi trường của việc Trung Quốc xây đập ở thượng nguồn là không thể phủ nhận. Tuy nhiên một số khu vực lại không hề lên tiếng.

Các báo cáo mới nhất từ ​​khu vực Hạ lưu vực sông Mê Kông là nguyên nhân làm gia tăng lo ngại rằng một đợt hạn hán khác như năm 2019 sẽ tiếp diễn vào năm 2020, ảnh hưởng đến Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Những cơn mưa dự kiến ​​từ cuối tháng 5 đến tháng 6 và tháng 7 vẫn chưa đến, và mực nước sông chảy quá thấp nên gây ra sự đảo ngược “bình thường” của nhánh sông Tonle Sap tại Phnom Penh, dẫn đến dòng chảy ngược vào Biển Hồ , đã không xảy ra. Bản thân ở Biển Hồ, mực nước thấp đã tác động tiêu cực đến sản lượng đánh bắt cá, những ngư dân cho biết sản lượng khai thác năm nay ghi nhận mức thấp nhất trong nhiều năm.

Viễn cảnh về một đợt hạn hán tàn khốc khác đi kèm với việc công bố bằng chứng cho thấy đợt hạn hán năm 2019 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang trữ một lượng nước lớn ở một số đập của họ trên sông Mê Kông. Tuyên bố này đã nhấn mạnh trong những đóng góp to lớn của Trung tâm Stimson ở Washington, trong đó quan trọng nhất là bằng chứng mới vừa được công bố vào tháng Tư và bản đóng góp của Brian Eyler – Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson (đồng thời là tác giả của cuốn Những ngày cuối cùng của dòng sông Mê Kông hùng vĩ) về Chính sách Đối ngoại.

Bằng chứng chi tiết đằng sau các báo cáo dựa trên hình ảnh được thu thập bởi Eyes on Earth, tổ chức này đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để theo dõi diễn biến khí hậu. Những phát hiện này rất đáng lo ngại, nó xảy ra khi chúng chống lại một loạt các đợt hạn hán trong hai thập kỷ qua đã tàn phá khắp hạ lưu vực sông Mê Kông. Mùa màng thất bát nhiều đợt, và đã có những lo lắng đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi chính quyền khu vực đã kêu gọi ban bố tình trạng khẩn cấp vì tình trạng hạn hán hồi đầu năm. Tình trạng đáng lo ngại này càng trở nên trầm trọng hơn do sự suy giảm dòng chảy của phù sa xuống khu vực đồng bằng, trầm tích được giữ lại bởi 11 đập trên sông Mê Kông của Trung Quốc. Và có bằng chứng cho thấy trữ lượng cá đã giảm trong khi đó cá cung cấp protein động vật phần lớn và đóng góp quan trọng vào chế độ ăn của người dân trong khu vực.

Các tuyên bố cơ bản được đưa ra trong các báo cáo của Stimson như sau:

-Trong khi hạn hán tàn phá hạ lưu vực sông Mê Kông vào năm 2019, thì ở Trung Quốc có lượng mưa trên mức trung bình, có tuyết tan và dòng chảy từ những hiện tượng thời tiết này gần như được giữ lại trong các con đập của Trung Quốc.

-Các hành động của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra hạn hán trong nhiều năm.

-Trung Quốc đang tích nước nhiều hơn bao giờ hết.

-Các hành động của Trung Quốc bao gồm việc xả nước đột ngột, có thể liên quan đến việc quản lý các đập của nước này khi một số đập đã hoàn thành.

Những kết luận này được đưa ra bởi dữ liệu của Eyes on Earth, cho phép ước tính chính xác những gì đang xảy ra ở Trung Quốc và liên quan đến 11 đập của nước này trên thượng nguồn sông Mê Kông. Chúng đặt ra những câu hỏi về bản chất các thái độ cơ bản của Trung Quốc liên quan đến dòng sông là gì.

Từ những quan sát của báo cáo do Stimson thực hiện, Trung Quốc coi sông Mê Kông là “một nguồn tài nguyên có chủ quyền hơn là một nguồn tài nguyên chung”. Thái độ này thể hiện ở chỗ Trung Quốc chưa bao giờ tham gia các công ước có thể làm tổn hại đến quyền duy trì quyền kiểm soát tuyệt đối sông Mê Kông trong lãnh thổ của họ.

Khó có thể không thấy các hành động của Trung Quốc liên quan đến sông Mê Kông là sự phản ánh các giá trị chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của Trung Quốc. Và trong khi Stimson gợi ý rằng những tiết lộ mới này mang lại cơ hội cho “sự tham gia hợp tác [mà] có thể biến các con đập của Trung Quốc thành một giải pháp cho một đợt hạn hán lớn tiếp theo sẽ xảy ra trong khu vực”, quan điểm của riêng tôi là bi quan hơn. Trong ba thập kỷ qua, các hành động và chính sách của Trung Quốc liên quan đến sông Mê Kông và những gì xảy ra ở hạ lưu vực sông Mekong đều được đánh dấu bằng tư lợi nhất quán. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với việc nước này không tham gia Ủy hội sông Mê Kông, việc thành lập một cơ quan thay thế để giải quyết các vấn đề Mê Kông (Hợp tác Lan Thương- Mê Kông), và đối với các chính sách mà nước này đã theo đuổi nhằm hỗ trợ thương mại Trung Quốc trong các hoạt động thông quan. Việc tích trữ nước vào thời điểm hạn hán làm tê liệt ở các nước láng giềng và chúng ta cũng không thể đảm bảo về hành vi của Trung Quốc có được cải thiện trong tương lai hay không.

Phản ứng đối với các báo cáo thay đổi từ dễ đoán đến ngạc nhiên. Đúng như dự đoán, các nhóm xã hội dân sự đã nắm bắt các tiết lộ của Stimson để kêu gọi hành động thay đổi các chính sách của Trung Quốc trong tương lai. Đáng ngạc nhiên hơn là phản ứng nhanh chóng của Ủy ban sông Mê Kông khi yêu cầu đặt thêm những câu hỏi về tính hợp lệ của dữ liệu do Eyes on Earth công bố, về cơ bản cho rằng cần phải nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận. Đây có vẻ là một phản ứng khó hiểu từ một cơ quan dành riêng cho sự an sinh của sông Mê Kông.

Không có gì ngạc nhiên khi Thời báo Hoàn cầu đã đưa tin một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy rằng các đập mà Trung Quốc xây dựng trên sông Mê Kông đóng một vai trò quan trọng trong mùa mưa thế nào, trái ngược với những gì xảy ra trước khi mùa mưa diễn ra.

Theo Interpreter

Dịch bởi VRN

Liên quan đến bài viết

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *