Chia sẻ dữ liệu, thúc đẩy hợp tác trong quản lý sông Mê Kông

Ủy ban sông Mê Kông (MRC) cho biết việc chia sẻ dữ liệu nhiều hơn, cũng như thúc đẩy sự minh bạch và hợp tác giữa các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, với các đối tác đối thoại sẽ giúp cải thiện việc quản lý sông Mê Kông.

Trong một báo cái nghiên cứu dài 13 trang của mình vào đầu năm nay về ảnh hưởng của các con đập ở Trung Quốc đối với dòng chảy tự nhiên của sông Mê Kông, MRC cho rằng cần phải có thêm nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa để kết luận nguyên nhân hạn hán năm 2019 có phải do việc các con đập ở thượng nguồn trữ nước hay không.

Theo phân tích sơ bộ, dựa vào dữ liệu lượng mưa từ năm 2008 đến năm 2019 và từ các quan sát chuyển động của dòng nước, thì hạn hán năm 2019 chủ yếu là do lượng mưa rất thấp trong mùa mưa và thời gian xảy ra mưa gió mùa lại đến trễ nhưng kết thúc sớm hơn mọi khi, cùng với đó là hiện tượng El Nino đã tạo ra nhiệt độ cao hơn bất thường khiến cho lượng hơi nước thoát ra ngoài nhiều hơn.

Báo cáo chỉ ra: “Vào năm 2019, những cơn mưa gió mùa đã bắt đầu trễ gần hai tuần và kết thúc sớm hơn khoảng ba tuần so với bình thường. Lưu vực đã mất khoảng năm tuần mưa và chỉ nhận được khoảng 75 phần trăm lượng mưa so với các năm trước.”

Báo cáo cũng chỉ ra rằng MRC luôn duy trì một hồ sơ ghi nhận về tình trạng dòng chảy liên tục trên dòng chính sông Mê Kông, và so sánh nó với các số liệu mang tính dài hạn hơn, được ghi lại trong Quy trình duy trì dòng chảy trên dòng chính.

MRC đã thiết lập một loạt các sáng kiến ​​để nâng cấp dữ liệu, thông tin, mô hình hóa, dự báo và hệ thống truyền tải thông tin.

Bằng cách củng cố khả năng chia sẻ thông tin của mình và điều chỉnh những nhu cầu này theo nhu cầu thông tin của các quốc gia thành viên, MRC đang chuẩn bị nâng cấp toàn diện hơn cho Khung hỗ trợ quyết định phục vụ cho việc  theo dõi tình trạng của dòng sông và xác định nguyên nhân của những thay đổi đang đang diễn ra và có thể có.

Bằng cách cung cấp thông tin một cách chính xác, mang tính cập nhật thường xuyên, những nhà hoạch định và công chúng sẽ có phương tiện để giải quyết các vấn đề mới nổi, chẳng hạn như việc dòng chảy thấp và lượng mưa giảm.

Việc cải thiện vấn đề chia sẻ dữ liệu và thông tin sẽ giúp tăng cường khả năng quản lý nguồn nước của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam và giải quyết những hiểu lầm có thể xảy ra trong khi làm việc chung.

Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban thư ký MRC, cho biết sự cần thiết của tất cả các quốc gia dọc theo sông Mê Kông để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của sự phát triển, công bằng xã hội và bền vững môi trường là điều vô cùng quan trọng.

Một cách sắp xếp chia sẻ dữ liệu minh bạch về cách thức vận hành nước và cơ sở hạ tầng liên quan sẽ giúp các bên liên quan quản lý rủi ro và tránh những quan điểm sai lầm, ông Hatda nói. Để đạt được điều này, sự hợp tác từ tất cả các quốc gia ven sông và việc chia sẻ dữ liệu và thông tin kịp thời và minh bạch về sử dụng nước và cơ sở hạ tầng là mấu chốt. anh ấy nói thêm

Vì vậy, Ông Sophort, tổng thư ký Ủy ban quốc gia sông Mê Kông của Campuchia, cho biết việc cung cấp dữ liệu và thông tin về quản lý nước và cơ sở hạ tầng là rất quan trọng đối với quản lý sông, cũng như để lập kế hoạch quản lý hiệu quả.

Ông nói rằng Campuchia và các quốc gia thành viên khác cũng đã đồng ý về thủ tục chia sẻ và trao đổi dữ liệu và thông tin cho việc lập kế hoạch và quản lý lưu vực sông Mê Kông.

“Dữ liệu và thông tin là cần thiết dựa trên tình hình hiện tại, vì vậy công việc này phải được thực hiện liên tục và cần có sự hợp tác của tất cả các quốc gia thành viên cộng với hai quốc gia đối tác, bao gồm Trung Quốc và Myanmar để đảm bảo lưu vực chung được quản lý hoàn toàn hiệu quả và bền vững vì lợi ích cho bây giờ và cho cả tương lai”, ông Mr Sophort nói.

Theo Khmer Times

Dịch bởi VRN

Liên quan đến bài viết

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *