Tuyển Chuyên gia tập huấn PIM tại Đồng bằng Sông Cửu Long

                                                                                                            

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Chuyên gia tập huấn PIM tại Đồng bằng Sông Cửu Long

 
1.   Giới thiệu:
Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (viết tắt là VRN) là một diễn đàn mở thu hút sự tham gia của đại diện các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ của các cơ quan nhà nước và người dân ở các cộng đồng có quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phát triển bền vững ở Việt Nam. VRN được thành lập vào tháng 11 năm 2005 và hiện nay đang được điều phối bởi Trung Tâm Bảo Tồn và Phát triển Tài Nguyên Nước (WARECOD).

Mục tiêu chiến lược
–         Xây dựng diễn đàn đa chiều tạo điều kiện chia sẻ, tiếp nhận thông tin, kiến thức, kinh nghiệm.
–         Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các thành viên và cộng đồng.
–         Mở rộng và tăng cường quan hệ trao đổi, hợp tác với các đối tác có liên quan.
–         Thực hiện vai trò giám sát, phản biện độc lập và vận động chính sách liên quan đến tài nguyên nước dựa vào các căn cứ khoa học và thực tiễn.
Được sự hỗ trợ của dự án Rights to Food của Oxfam, VRN tìm kiếm chuyên gia độc lập tập huấn cho đối tượng là cán bộ cấp huyện, tỉnh và người dân 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về Mô hình chuyển giao về quản lý tưới có sự tham gia (PIM) và chuyển giao quản lý tưới (IMT). VRN mong sau tập huấn các học viên sẽ hiểu rõ về quy trình PIM, và mô hình IMT đồng thời thấy được những lợi ích trong các mô hình quản lý tưới có sự tham gia của người dân và được đưa vào áp dụng tại các địa phương.
2.    Mục tiêu hoạt động:
–          Đưa mô hình quản lý có sự tham gia (PIM) và chuyển giao quản lý tưới (IMT) giới thiệu đến các học viên tại 13 tỉnh tại ĐBSCL.
–          Hướng tới áp dụng xây dựng các mô hình tại địa phương đưa yếu tố địa phương vào để thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái tại ĐBSCL.
–          Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan chia sẻ lợi ích và quản lý nguồn tài nguyên nước tại địa phương hợp lý.
3.   Nội dung tập huấn
–          Giới thiệu về thể chế, chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Việt Nam.
–          Giới thiệu phương thức quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM): Những tiêu chí và điều kiện để thực hiện PIM.
–          Giới thiệu chuyển giao về chuyển giao quản lý tưới (IMT).
–          Hỗ trợ với học viên để xây dựng kế hoạch Quản lý tưới có sự tham gia của cộng động cho từng địa phương tại ĐBSCL (theo địa bàn của học viên sinh sống)
–          Chuẩn bị nội dung hỗ trợ thúc đẩy thảo luận nhóm trong thời gian giảng dạy.
4.   Sản phẩm giao nộp
–          Nội dung bài giảng
–          Phiếu đánh giá học viên tham gia trước và sau tập huấn => Báo cáo về tình hình tiếp thu và khả năng áp dụng của học viên sau tập huấn.
–          Báo cáo cáo chung sau tập huấn, gồm có:
·        Tình hình chung ở ĐBSCL đối với mô hình PIM và IMT đã được áp dụng
·        Ưu điểm – nhược điểm của mô hình đang triển khai hiện nay
·        Dự đoán khi áp dụng các mô hình này vào thực tiễn tại các nhóm tham gia tập huấn. Có những điều chỉnh để phù hợp với từng địa phương.
·        Đánh giá kế hoạch các nhóm học viên đã thảo luận
·        Đánh giá chung về tình hình lớp tập huấn
·        Khuyến nghị (Cho tập huấn/triển khai mô hình/học viên …)
5.   Thời gian thực hiện
2 ngày tập huấn (dự kiến trong tháng 12/2016)
6.   Yêu cầu về chuyên gia tư vấn độc lập
–          Có kiến thức và am hiểu về môi trường làm việc các tổ chức PCP trong bối cảnh Việt Nam.
–          Có kiến thức/bằng cấp về thủy lợi và kinh nghiệm về lĩnh vực tài nguyên nước.
–          Có kinh nghiệm trong giảng dạy và làm việc với bà con ở cộng đồng.
–          Có tinh thần và sẻ chia trách nhiệm làm việc cùng với nhóm chuyên gia và Ban tổ chức trong suốt thời gian tập huấn.
–          Kỹ năng viết và trình bày dễ hiểu.
7. Kinh phí thực hiện
–          WARECOD chi trả vé máy bay, phòng nghỉ và ăn uống trong thời gian tập huấn
–          Chi phí tư vấn: sẽ thỏa thuận
8. Địa chỉ liên hệ
Văn phòng Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam
Phòng 801, Tòa nhà HACISCO, số 15, ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Emai: rivervietnam@gmail.comĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Chuyên gia tập huấn PIM tại Đồng bằng Sông Cửu Long
 
1.   Giới thiệu:
Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (viết tắt là VRN) là một diễn đàn mở thu hút sự tham gia của đại diện các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ của các cơ quan nhà nước và người dân ở các cộng đồng có quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phát triển bền vững ở Việt Nam. VRN được thành lập vào tháng 11 năm 2005 và hiện nay đang được điều phối bởi Trung Tâm Bảo Tồn và Phát triển Tài Nguyên Nước (WARECOD).

Mục tiêu chiến lược
–         Xây dựng diễn đàn đa chiều tạo điều kiện chia sẻ, tiếp nhận thông tin, kiến thức, kinh nghiệm.
–         Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các thành viên và cộng đồng.
–         Mở rộng và tăng cường quan hệ trao đổi, hợp tác với các đối tác có liên quan.
–         Thực hiện vai trò giám sát, phản biện độc lập và vận động chính sách liên quan đến tài nguyên nước dựa vào các căn cứ khoa học và thực tiễn.
Được sự hỗ trợ của dự án Rights to Food của Oxfam, VRN tìm kiếm chuyên gia độc lập tập huấn cho đối tượng là cán bộ cấp huyện, tỉnh và người dân 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về Mô hình chuyển giao về quản lý tưới có sự tham gia (PIM) và chuyển giao quản lý tưới (IMT). VRN mong sau tập huấn các học viên sẽ hiểu rõ về quy trình PIM, và mô hình IMT đồng thời thấy được những lợi ích trong các mô hình quản lý tưới có sự tham gia của người dân và được đưa vào áp dụng tại các địa phương.
2.    Mục tiêu hoạt động:
–          Đưa mô hình quản lý có sự tham gia (PIM) và chuyển giao quản lý tưới (IMT) giới thiệu đến các học viên tại 13 tỉnh tại ĐBSCL.
–          Hướng tới áp dụng xây dựng các mô hình tại địa phương đưa yếu tố địa phương vào để thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái tại ĐBSCL.
–          Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan chia sẻ lợi ích và quản lý nguồn tài nguyên nước tại địa phương hợp lý.
3.   Nội dung tập huấn
–          Giới thiệu về thể chế, chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Việt Nam.
–          Giới thiệu phương thức quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM): Những tiêu chí và điều kiện để thực hiện PIM.
–          Giới thiệu chuyển giao về chuyển giao quản lý tưới (IMT).
–          Hỗ trợ với học viên để xây dựng kế hoạch Quản lý tưới có sự tham gia của cộng động cho từng địa phương tại ĐBSCL (theo địa bàn của học viên sinh sống)
–          Chuẩn bị nội dung hỗ trợ thúc đẩy thảo luận nhóm trong thời gian giảng dạy.
4.   Sản phẩm giao nộp
–          Nội dung bài giảng
–          Phiếu đánh giá học viên tham gia trước và sau tập huấn => Báo cáo về tình hình tiếp thu và khả năng áp dụng của học viên sau tập huấn.
–          Báo cáo cáo chung sau tập huấn, gồm có:
·        Tình hình chung ở ĐBSCL đối với mô hình PIM và IMT đã được áp dụng
·        Ưu điểm – nhược điểm của mô hình đang triển khai hiện nay
·        Dự đoán khi áp dụng các mô hình này vào thực tiễn tại các nhóm tham gia tập huấn. Có những điều chỉnh để phù hợp với từng địa phương.
·        Đánh giá kế hoạch các nhóm học viên đã thảo luận
·        Đánh giá chung về tình hình lớp tập huấn
·        Khuyến nghị (Cho tập huấn/triển khai mô hình/học viên …)
5.   Thời gian thực hiện
2 ngày tập huấn (dự kiến trong tháng 12/2016)
6.   Yêu cầu về chuyên gia tư vấn độc lập
–          Có kiến thức và am hiểu về môi trường làm việc các tổ chức PCP trong bối cảnh Việt Nam.
–          Có kiến thức/bằng cấp về thủy lợi và kinh nghiệm về lĩnh vực tài nguyên nước.
–          Có kinh nghiệm trong giảng dạy và làm việc với bà con ở cộng đồng.
–          Có tinh thần và sẻ chia trách nhiệm làm việc cùng với nhóm chuyên gia và Ban tổ chức trong suốt thời gian tập huấn.
–          Kỹ năng viết và trình bày dễ hiểu.
7. Kinh phí thực hiện
–          WARECOD chi trả vé máy bay, phòng nghỉ và ăn uống trong thời gian tập huấn
–          Chi phí tư vấn: sẽ thỏa thuận
8. Địa chỉ liên hệ
Văn phòng Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam
Phòng 801, Tòa nhà HACISCO, số 15, ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Emai: rivervietnam@gmail.com

Liên quan đến bài viết

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *