Các nhóm hoạt động vì sông Mê Kông kêu gọi các báo cáo sau xây dựng đập từ Trung Quốc

Các nhóm hoạt động để bảo vệ sông Mê Kông đang kêu gọi Trung Quốc hợp tác và minh bạch trong việc đưa ra báo cáo về đánh giá sau xây dựng đập. Điều này được đưa ra sau khi báo cáo từ một công ty nghiên cứu của Mỹ cho rằng các đập ở vùng thượng lưu sông Mê Kông đang tích trữ một lượng nước lớn, gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước vùng hạ lưu trong đợt hạn hán vào tháng 7 năm ngoái.

Trung Quốc đưa ra những tranh luận về những phát hiện của nghiên cứu do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ và cho biết họ sẽ làm hết sức mình để đảm bảo việc xả nước hợp lý cho các nước lưu vực sông Mê Kông là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện bởi công ty nghiên cứu và tư vấn Eyes on Earth Inc cho biết, theo dữ liệu vệ tinh, 11 đập nước Trung Quốc đã giữ lại nước vào thời điểm khi mà Trung Quốc có mức cao hơn mức trung bình, trong khi đó mức nước ở hạ lưu lại rơi vào tình trạng thấp nhất trong 50 năm qua.

Ủy ban sông Mê Kông (MRC), một cơ quan liên chính phủ làm việc với chính phủ Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trong việc quản lý lưu vực hạ lưu sông Mê Kông, cho biết nghiên cứu không chứng minh rằng việc giữ nước gây ra hạn hán.

Nhưng ban thư ký của MRC cho biết họ đang làm việc với phía Trung Quốc để sớm xác minh các thông tin trong báo cáo.

Trả lời phỏng vấn của Reuters, MRC cho biết: “Trung Quốc, với tư cách là đối tác đối thoại của MRC, đã cung cấp dữ liệu về mực nước và lượng mưa trong mùa lũ, chỉ từ hai trạm trên thượng nguồn sông Mê Kông, MRC đã cố gắng thu thập dữ liệu trong mùa khô từ Trung Quốc, tuy nhiên vẫn chưa có thỏa thuận nào đạt được rằng họ sẽ cung cấp thông tin.”

Không có chính phủ nào ở các nước hạ nguồn trả lời yêu cầu bình luận từ phía Reuters. Do vốn dĩ nước trên dòng Mê Kông là một chủ đề vô cùng nhạy cảm trong mối quan hệ của các nước phía hạ lưu và Trung Quốc – cường quốc đang thống trị trong khu vực này.

Tại Thái Lan, một loại các bài viết với hashtag #StopMekongDam đang trở thành xu hướng nổi bật trên Twitter -một mạng xã hội vô cùng phổ biến tại đất nước này.

Các nhà hoạt động vì sông Mê Kông cho biết các kết quả nghiên cứu của công ty Mỹ đã xác nhận những nghi ngờ trước đây của họ về các báo cáo đánh giá tác động môi trường hay xã hội trước đây.

Niwat Roykaew, một nhà hoạt động môi trường ở miền bắc Thái Lan cho biết: “Chúng ta không thể chỉ ngồi một chỗ và chờ Trung Quốc cho phép xả nước từ đập của họ; các nước trong khu vực Mê Kông cũng cần phải có tiếng nói về vấn đề này”.

Trung Quốc không có hiệp ước nước chính thức với các nước hạ lưu sông Mê Kông, đồng thời việc chia sẻ thông tin cũng vô cùng hạn chế.

Tại Campuchia, Hok Menghoin của Diễn đàn NGO về Campuchia cho biết kết quả báo cáo ít nhất sẽ giúp các chính phủ hạ nguồn làm việc với Trung Quốc về vấn đề xây dựng đập và tài nguyên nước.

Pianyh Deetes, một nhà hoạt động người Thái của Tổ chức Sông ngòi Thế giới cho biết: “Các hành động của Trung Quốc phải vượt xa các đợt xả nước định kỳ”..

“Cần phải có sự thay đổi dài hạn trong hoạt động đập để ưu tiên các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng đối với sinh kế của các cộng đồng ở hạ lưu”.

Theo Bangkok Post

Dịch bởi VRN

Liên quan đến bài viết

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *