Lời kêu gọi hành động từ Zeeland

Từ đồng bằng nhìn lên…

Chúng tôi là các chuyên gia và nhà ngoại giao từ sáu quốc gia ở vùng hạ lưu của các lưu vực sông đã trao đổi những kinh nghiệm trong không khí thân mật và tin tưởng tại  vùng Vlissingen, Zeeland, Hà Lan, từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9 năm 2018. Chúng tôi đã chia sẻ các kinh nghiệm về quản lý nước xuyên biên giới, những điểm chung và khác biệt trong các phương pháp tiếp cận và những bài học có thể hữu ích cho các nước ở vùng hạ lưu khác và  các đối tác của họ ở vùng thượng nguồn.

Các chuyên gia tham dự hội nghị cấp cao “Từ đồng bằng nhìn lên…” tại Vlissingen, Zeeland, Hà Lan, 12/9/2018

Những chiến lược của chúng tôi đã được chứng thực qua  qua quá trình lịch sử hợp tác lâu dài,  những thách thức, và thường dựa vào văn hóa ứng xử cụ thể. Những bài học sau đây được xem như lời mời thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nước xuyên biên giới.

Cần chủ động và
rõ ràng

Các nước ở hạ lưu không thể hành động một cách độc lập. Chúng ta cần xây dựng cách làm việc dựa vào niềm tin và có trách nhiệm với các nước láng giềng ở vùng  thượng nguồn. Các nước ở vùng hạ lưu nên theo dõi phát triển ở thượng nguồn vì lợi ích chung. Họ cần phải tỉnh táo, chủ động và rõ ràng để nhắc nhở các nước ở vùng thượng nguồn về nhu cầu các nước ở vùng hạ lưu cần. Tiên phong hành động luôn được xem là chiến lược quan trọng. Cần khôn khéo trong chính trị và dũng cảm  nhằm thúc đẩy phát triển tích cực vì lợi ích chung của lưu vực sông. Những quan tâm được người dân bày tỏ cần xem xét.

Quan tâm đến người láng giềng 

Cần thấu hiểu các nước láng giềng thuộc khu vực thượng nguồn của chúng ta. Xây dựng mạng lưới  thông qua việc trao đổi, học tập, nghiên cứu giám sát và chia sẻ dữ liệu dài hạn, vun đắp các mối quan hệ cá nhân và đồng nghiệp  nhằm góp phần  xây dựng  môi trường làm việc tin cậy lẫn nhau và có trách nhiệm .  Các lợi ích quốc gia và  giá trị sinh thái, kinh tế – xã hội không chỉ dừng lại ở biên giới.

Quan tâm đến thiên nhiên

Các đồng bằng châu thổ là các thực thể sống, phụ thuộc vào hình thành phức tạp  của nước, muối,trầm tích bồi lắng, và phụ thuộc vào các hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị. Do các công trình phát triển tại thượng nguồn, chẳng hạn như các đập thủy điện lớn, hiện các vùng đồng bằng không chỉ đối mặt với nguy cơ  mực nước biển tăng lên mà còn phải đối mặt với tình trạng thiếu trầm tích, ảnh hưởng tới khả năng . phục hồi của đồng bằng. Các đồng bằng trên thế giới đang đối mặt với  vấn đề xây dựng đập thủy điện, bẫy trầm tích, nước biển dâng và xâm nhập mặn..

Nghĩ dài hơi nhưng cần biết nắm bắt thời điểm

Các nước hạ lưu cần phải suy nghĩ một cách dài hơi và nắm  lấy những cánh cửa cơ hội đang mở ra trước mắt. Chuẩn bị trước các  kế hoạch, xác định các lợi ích và rủi ro và đưa ra đề xuất khi thời gian chín muồi. Những cơ hội này có thể xuất hiện  vào những thời điểm không ngờ tới, bởi vậy chúng ta luôn sẵn sàng. Hãy nhớ rằng ‘khủng hoảng’ và ‘kiến tạo’ có cùng một gốc rễ.

Các vấn đề cần được giải quyết ở  nhiều cấp độ thích hợp

Hợp tác là một trò chơi ở nhiều  cấp độ. Cần tránh hạ thấp các vấn đề đến mức  các quyết định không thể thực thi được. Trong khuôn khổ hợp tác (hợp pháp) đa phương và và hỗ trợ quốc tế đưa ra nhiều diễn đàn  nhằm tìm ra các giải pháp cân bằng.

Kết hợp chuyên môn ngoại giao và kỹ thuật

Quản lý tài nguyên nước đòi hỏi hợp tác hiệu quả giữa các chuyên gia kỹ thuật và khoa học (xã hội, kỹ thuật, kinh tế, môi trường, vv), mặt khác (làm thế nào để quản lý đất đai và nước), và một bên là các nhà hoạch định chính sách và nhà ngoại giao (kiến tạo, suy nghĩ vượt ra ngoài vấn đề về quản lý tài nguyên nước). Đầu tư vào chương trình giảng dạy xuyên biên giới và thế hệ trẻ có chuyên môn về xã hội và công nghệ quản lý tài nguyên nước sẽ tạo nên một thế hệ mới có cùng chung một tiếng nói.

Lời kêu gọi hành động từ Zeeland là lời mời mở, không chỉ dành cho các nước ở vùng hạ lưu, mà còn đặc biệt đối với các nước ở vùng trung lưu  và vùng thượng nguồn các lưu vực sông gặp gỡ  và bổ sung cho sáng kiến ​​“Từ đồng bằng nhìn lên…” và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm để từ đó rút ra các bài học chung về hợp tác và ngoại giao  trong vấn đề quản lý nước xuyên biên giới. Điều này tạo cơ hội xây dựng  sáng kiến ​​tổng hợp cho tất cả các nước ven sông,  đưa Ngoại giao quản lý tài nguyên  nước lên một tầm cao mới, góp phần vào  phát triển thịnh vượng và hòa bình cho các nước.

Vlissingen, Zeeland, Hà Lan, ngày 14 tháng 9 năm 2018

Tiến sĩ M.A. Quassem và ông Mir Sajjad Hossain đến từ Bangladesh
Giáo sư Aly Nabih El-Bahrawy và Giáo sư Hesham Bekhit đến từ Ai Cập
Ông Pedro Cambula đến từ Mozambique
Giáo sư Francisco Nunes Correia và Tiến sĩ Pedro Cunha Serra đến từ Bồ Đào Nha
Ông Willem Mak và Tiến sĩ Erik Mostert đến từ Hà Lan
Bà Đỗ Hồng Phấn và GS Lê Anh Tuấn đến từ Việt Nam

—————————————————

Khởi xướng và được giúp đỡ bởi:

Giáo sư Pieter van der Zaag và Bà Rozemarijn ter Horst, IHE Delft, Hà Lan
Giáo sư Jeroen Warner, Đại học Wageningen, Hà Lan
Ông Tobias Renner, RoyalHaskoningDHV, Hà Lan
Ông Niels Vlaanderen và Bà Monique Berendsen, Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý Nước, Hà Lan
Ông Maarten Gischler và Bà Marlies den Boer, Bộ Ngoại giao, Hà Lan

Liên quan đến bài viết

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *